ANHTHUCFX
Không tìm thấy kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kiến thức – Đào tạo
    • Hệ thống giao dịch
    • Tâm lý giao dịch
    • Khóa học Forex miễn phí
  • Chứng khoán
  • Crypto – Tiền điện tử
  • Forex
  • Hàng hóa Phái sinh
    • Nhận định thị trường
    • Báo cáo COT
    • Báo cáo Ước tính Cung cầu Nông Sản (WASDE)
  • Phân tích đầu tư
    • Forex
    • Vàng – XAUUSD
    • Crypto – Tiền điện tử
    • Hàng hóa
    • Chứng khoán
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Kiến thức – Đào tạo
    • Hệ thống giao dịch
    • Tâm lý giao dịch
    • Khóa học Forex miễn phí
  • Chứng khoán
  • Crypto – Tiền điện tử
  • Forex
  • Hàng hóa Phái sinh
    • Nhận định thị trường
    • Báo cáo COT
    • Báo cáo Ước tính Cung cầu Nông Sản (WASDE)
  • Phân tích đầu tư
    • Forex
    • Vàng – XAUUSD
    • Crypto – Tiền điện tử
    • Hàng hóa
    • Chứng khoán
  • Liên hệ
Không tìm thấy kết quả
Xem tất cả kết quả
ANHTHUCFX
Không tìm thấy kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kiến thức - Đào tạo Hệ thống giao dịch

Sóng đẩy và sóng điều chỉnh – 2 khái niệm quan trọng trong giao dịch Price Action

anhthucfx bởi anhthucfx
14/04/2020
Thời gian đọc: 8 phút
0

Một trong những thách thức khó khăn nhất của các Price Action traders chính là khả năng nhận biết được dòng tiền (order flow) đang đổ về bên nào (bên Mua hay bên Bán).

Bao gồm cả các phương pháp được cho là Price Action như mô hình nến, mô hình giá, sóng Elliot,… không phương pháp nào trong đó có thể thể hiện đầy đủ các cấu trúc thành phần về hành động giá.

 

Hành động giá (Price Action) là gì?

 

Price Action về cơ bản được hiểu tương tự như dòng tiền (order flow) của toàn thị trường.

Price Action là kết quả trực tiếp của dòng tiền đang chạy trên thị trường.

Do đó, Price Action sẽ mô tả đầy đủ động lượng của phe Mua / phe Bán, đâu là nơi phe Mua / phe Bán sẽ bắt đầu (hỗ trợ / kháng cự), khi nào một hỗ trợ / kháng cự đó bị phá vỡ thực sự, hay khi nào thị trường sẽ đảo chiều,…

Khi dòng tiền đổ vào thị trường liên tục như vậy, các indicators (chỉ báo) lúc này mới được sinh ra và các trường phái theo indicators mới bắt đầu được phát triển.

Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các indicators đều đi sau giá.

 

Hiểu về Hành động giá là việc làm cần thiết và quan trọng để các traders hiểu về thị trường, hiểu về dòng tiền, hiểu về cách mà các indicators và các tín hiệu / phương pháp kỹ thuật trên thị trường đang sử dụng.

 

Trong bài hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về 2 khái niệm quan trọng trong việc xác định và phân tích Price Action, phân tích dòng tiền.

 

Impulsive (sóng đẩy) và corrective (sóng điều chỉnh)

 

Các khái niệm này khá tương tự với các lý thuyết của Elliot, khi trong một xu hướng luôn có 2 giai đoạn khác nhau bao gồm sóng đẩy và sóng điều chỉnh.

 

Sóng đẩy (impulsive moves)

 

Một sóng đẩy được mô tả bởi một sự dịch chuyển giá nhanh và mạnh về một hướng nhất định (lên hoặc xuống), thường được thể hiện bằng chuỗi cây nến tăng hoặc giảm cùng chiều trong bất kỳ khung thời gian nào.

Các thân nến trong sóng đẩy này thường đóng cửa hướng về một phía (phía trên hoặc dưới) của toàn bộ cây nến.

 

Theo Price Action, các cây nến này là kết quả của một lượng lớn dòng tiền của phe mua hoặc phe bán đẩy vào thị trường tại một mức giá cụ thể nào đó nhằm đẩy giá đi lên hoặc đi xuống.

Hiểu rộng hơn, thông thường thị trường sẽ ở trạng thái cân bằng giữa phe mua và phe bán.

Vào một thời điểm nào đó, 1 trong 2 phe, muốn đẩy giá đi theo ý của mình (lên hoặc xuống).

Họ phải đổ vào một lượng tiền đủ lớn để phá vỡ sự phòng thủ của phe đối phương, tạo nên sự mất cân bằng giữa 2 bên, lúc này thị trường sẽ dịch chuyển mạnh về một phía.

Trong bất kỳ khung thời gian nào bạn cũng sẽ quan sát được chúng.

 

Hình dưới đây là ví dụ về một sóng đẩy của phe Bán tại đồ thị H1 của EURUSD.

Chúng ta nhận thấy thị trường bắt đầu giảm giá bằng một cây nến giảm lớn nhất với đóng nến ở phía dưới cùng của cây nến.

Tiếp theo đó là một chuỗi các cây nến giảm liên tục, cho thấy sự mất cân bằng giữa phe mua và phe bán. 

Lúc này, phe bán là người chiếm ưu thế.

 

Nnj7MvL6

 

Ngoài ra chúng ta cũng nhận thấy, thông thường khi ở trạng thái cân bằng, giá dịch chuyển với các cây nến nhỏ tăng, giảm đan xen lẫn nhau.

Nhưng khi sóng đẩy bắt đầu, chúng ta có 4 cây nến giảm mạnh liên tiếp, một sóng đẩy sau nữa có đến chuỗi 10 cây nến giảm liên tiếp.

 

Các bạn quan sát tiếp, cũng với ví dụ trên.

Với 15 cây nên nhỏ đầu tiên bên trái, nến tăng giảm đan xe, thị trường chỉ dịch chuyển được 28 pips từ điểm thấp nhất 1.1145 đến điểm cao nhất 1.1173.

Tuy nhiên, chỉ với 4 cây nến giảm sau đó, giá đã giảm 45 pips từ 1.1173 xuống 1.1128 .

Tức là giá đã giảm mạnh gấp 1.5 lần nhưng với khoảng thời gian chỉ bằng 1/4.

 

Đây chính là những thời điểm tôi muốn các bạn vào lệnh ở thị trường.

Những lúc như thế này, giá thường chạy nhất quán và di chuyển mạnh về một phía.

Các bạn cũng thấy đó, không có gì bí mật đằng sau các big boys, họ luôn để lại dấu vết mỗi khi hành động.

Việc của các bạn là hãy rèn luyện  và tập xác định thật tốt những con sóng như thế này sớm nhất có thể để nắm bắt được các cơ hội giao dịch tốt nhất.

 

Sóng điều chỉnh (corrective moves)

 

Một sóng điều chỉnh luôn luôn đi theo sau một con sóng đẩy trước đó.

Sóng điều chỉnh có thể đi ngang, hoặc đi ngược lại với con sóng đẩy.

Các nến trong sóng điều chỉnh thường có kích thước nhỏ, thân nến nhỏ không thể hiện rõ nến tăng – giảm, và các nến tăng / giảm luôn đan xen với nhau, không thể hiện rõ về một xu hướng nào.

 

Việc xác định được con sóng điều chỉnh này cũng rất quan trọng, vì nó là dấu hiệu cảnh báo để xác định được con sóng đẩy tiếp theo, khi sóng điều chỉnh kết thúc.

 

Theo quan điểm của Price Action, của dòng tiền thì con sóng điều chỉnh được sinh ra khi:

  1. những người vào lệnh ở sóng đẩy bắt đầu đóng trạng thái giao dịch và chốt lời;
  2. giá tới một vùng hỗ trợ / kháng cự nào đó, phe mua và phe bán tiếp tục đấu tranh với nhau để xác định xu hướng tiếp theo.

Và thông thường, một sóng điều chỉnh đi theo sau một sóng đẩy thì tiếp theo đó, thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng theo con sóng đẩy.

 

Ở ví dụ dưới đây, cũng với cặp EURUSD ở đồ thị H1, chúng ta thấy rõ sóng điều chỉnh thường đi theo sóng các sóng đẩy, và thị trường vẫn tiếp diễn theo xu hướng giảm sau các con sóng điều chỉnh đó.

 

TBoC78km

 

2 khái niệm trên tưởng chừng rất đơn giản, nhưng ý nghĩa đằng sau nó thì rất lớn.

Và nó là một phần quan trọng trong việc xác định xu hướng, xác định dòng tiền và phân tích theo Price Action.

Chúc các bạn đọc hiểu và vận dụng tốt vào hệ thống giao dịch của mình.

Tags: correctivedòng tiềnimpulsiveprice actionsóng đẩysóng điều chỉnh
Chia sẻTweet
anhthucfx

anhthucfx

Xin chào mọi người! Mình là Trần Anh Thức - admin của trang anhthucfx. Đây là blog chia sẻ về những gì mình đang đầu tư hàng ngày trên thị trường tài chính. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Bài viết tiếp theo
Hướng dẫn chi tiết sử dụng TradingView mới nhất năm 2021

Hướng dẫn chi tiết sử dụng TradingView mới nhất năm 2021

lý thuyết dow

Lý thuyết Dow là gì?

Nhận xét 0

  1. Pingback: GIAO DỊCH CHUYÊN SÂU VỚI “BỐI CẢNH HÀNH ĐỘNG GIÁ” (P1) - ANH THỨC FX

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính giá trị tài sản ròng

05/10/2021
cách tính chi tiêu cá nhân

6 bước lập ngân sách cá nhân hiệu quả

04/10/2021
phân bổ vốn là gì

Phân bổ vốn trong đầu tư chứng khoán

26/09/2021
Chứng khoán khả mại là gì? – Ưu và nhược điểm của chứng khoán này

Chứng khoán khả mại là gì? – Ưu và nhược điểm của chứng khoán này

25/09/2021
chỉ số tài chính là gì

Các Chỉ số Tài chính chứng khoán QUAN TRỌNG trong Phân tích cơ bản

24/09/2021
  • Phương pháp Wyckoff là gì

    Phương pháp Wyckoff là gì? 5 bước tiếp cận thị trường hiệu quả

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Khung thời gian quyết định cuộc đời của một Trader

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Tài chính hành vi là gì? – Giải thích những sai lầm cơ bản của Nhà đầu tư

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Kỷ luật – yếu tố tiên quyết tạo nên một nhà giao dịch thành công

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Giá đóng cửa điều chỉnh là gì?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0

© 2021 anhthucfx, All rights reserved.

Không tìm thấy kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang Chủ
  • Kiến thức – Đào tạo
    • Hệ thống giao dịch
    • Tâm lý giao dịch
    • Khóa học Forex miễn phí
  • Chứng khoán
  • Crypto – Tiền điện tử
  • Forex
  • Hàng hóa Phái sinh
    • Nhận định thị trường
    • Báo cáo COT
    • Báo cáo Ước tính Cung cầu Nông Sản (WASDE)
  • Phân tích đầu tư
    • Forex
    • Vàng – XAUUSD
    • Crypto – Tiền điện tử
    • Hàng hóa
    • Chứng khoán
  • Liên hệ

© 2021 anhthucfx, All rights reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist